Nên lắp đặt rèm cửa phủ bì hay lọt trong lòng khung cửa
Trước khi lắp rèm cửa, bạn đang phân vân và mơ hồ về kỹ thuật đo và lắp đặt rèm cửa phủ bì ( lắp phủ bên ngoài mép cửa ) hay lắp rèm lọt lòng ( rèm lắp gọn lọt trong lòng khung cửa ). Cùng Rèm cửa Hà Nội tìm hiểu về 2 cách lắp rèm này để bạn có thể lựa chọn cách đo cho khung cửa sổ nhà mình nhé.
Trường hợp nào thì nên lắp đặt rèm cửa sổ lọt lòng hay phủ bì?
Đối với các loại rèm dạng cuốn, dạng xếp lớp, các loại rèm dùng dây kéo xếp gọn..Nếu khung cửa sổ của bạn có đủ chiều sâu tối thiểu 5cm để lắp đặt rèm cửa, bạn nên lắp đặt rèm lọt vào lòng khung cửa (như hình dưới). Lắp đặt rèm cửa phủ bì chỉ được khuyến khích khi chiều sâu ô cửa của bạn quá nhỏ hay có những vật cản trên khung cửa của bạn.
dạng cửa đủ chiều sâu để rèm lắp lọt trong khung cửa
Khi đã quyết định lắp đặt rèm cửa sổ lọt lòng thay cho phủ bì ô cửa, bạn cần phải xem xét độ sâu khung cửa của bạn có phù hợp để lắp đặt màn cửa lọt lòng hay không. Kiểm tra các vật cản của cửa sổ như tay quay, tay nắm cửa, song sắt an toàn, lưới an toàn.. gạch hay vật trang trí cửa sổ có ảnh hưởng đến việc lắp đặt màn cửa lọt lòng của bạn hay không.
Lắp đặt màn cửa lọt trong lòng khung cửa là gì?
Phương pháp lắp đặt rèm lọt lòng cửa là bộ rèm sau khi lắp sẽ nằm lọt gọn trong khung cửa sổ, giúp tiết kiệm không gian, tạo độ thẩm mỹ cho căn phòng, tạo cảm giác đồng bộ và gọn gàng hơn so với phương pháp lắp phủ bì.
Như đã nêu trên, việc lắp đặt rèm cửa lọt lòng trong khuôn cửa phải được tính toán đo đạc trước khi sản xuất rèm và khi khung cửa sổ nhà bạn phải đủ điều kiện chiều sâu tối thiểu phải đạt từ 5Cm trở lên, khi đó hệ phụ kiện lắp rèm như ke bắt rèm, ke xoay, giá đỡ mới đủ diện tích để lắp đặt lọt trong khung.
Nếu chiều sâu khung cửa của bạn chỉ đạt tối thiểu, bạn vẫn có thể lắp đặt màn cửa lọt lòng nhưng hộp rèm sẽ nhô một phần ra ngoài, giảm đi tính thẩm mỹ. Nếu khung cửa của bạn có chiều sâu lọt lõm hoàn toàn, bạn có thể lắp đặt màn cửa nằm cách đủ xa để tránh chạm vào cửa sổ.
Cách đo rèm cửa lọt lòng khung cửa để đạt độ chính xác
Đối với khách hàng tại Hà Nội, chúng tôi có nhân viên tư vấn kỹ thuật đến tận nhà đo đạc để đạt độ chính xác nhất. Đối với khách hàng đặt rèm Online, quý khách có thể chụp ảnh khung cửa sổ cần lắp rèm gửi cho chúng tôi qua Fanpage, Zalo để được hướng dẫn đo chính xác nhất.
Phương pháp đo rèm cửa lọt lòng như sau:
+ Chiều Rộng Rèm: Đo theo chiều rộng 2 mép ngoài của khung cửa sau đó trừ bớt đi 0,5 - 1Cm
+ Chiều cao Rèm: Đo từ đỉnh trên khung cửa đến mép dưới khung.
trường hợp lắp rèm phủ bì và lọt lòng
Lắp đặt Rèm cửa phủ bì là gì?
Lắp đặt rèm cửa phủ bì là một phương pháp lắp đặt rèm cửa sao cho rèm phủ toàn bộ bề mặt cửa, kể cả phần khung cửa và một phần tường xung quanh
Khi nào bạn nên lắp đặt rèm cửa phủ bì khung cửa?
Kiểu lắp phủ bì chỉ nên lắp khi khuôn cửa không đủ diện tích để lắp rèm lọt vào lòng hoặc khi bạn muốn che khuyết điểm của cửa và xung quanh cửa. Phương pháp này cũng thường được áp dụng cho các ô cửa có diện tích quá nhỏ để rèm sẽ tạo cảm giác ô cửa trông lớn hơn, thoáng đãng hơn và hài hòa hơn với căn phòng.
Phương pháp đo rèm cửa phủ bì như sau:
Rèm cửa lắp phủ bì sẽ có kích thước lớn hơn kích thước cửa và che kín toàn bộ cả khung cửa. trong trường hợp bình thường chúng tôi khuyến nghị khách hàng nên đo như sau:
+ Chiều rộng Rèm phủ bì: Đo theo chiều rộng 2 mép ngoài của khung cửa sau đó cộng thêm 10Cm
+ Chiều cao Rèm phủ bì: Đo từ đỉnh trên khung cửa đến mép dưới khung. sau đó cộng thêm 10Cm
Qua bài viết tư vấn trên, Rèm Cửa Hà Nội hy vọng sẽ cung cấp thông tin để quý khách hàng có thể hiểu và áp vào với cửa sổ nhà mình để đưa ra phương pháp lắp rèm lọt lòng hay phủ bì cho gia đình mình nhé.
Nếu vẫn còn điều gì thắc mắc, hãy liên hệ ngay đến RÈM CỬA HÀ NỘI - HOTLINE 0986.496.912 Để nhận được tư vấn chi tiết hơn về Rèm Cửa bạn nhé!!!